Nhiều người thường ít chú ý đến câu hỏi này. Họ cho rằng chuyện đó chẳng có ý nghĩa quan trọng gì hoặc chuyện đó quá đơn giản, ai mà chẳng biết.
Photo: Bùi Vũ
Model: Dasha
Thực ra, trong quan hệ vợ chồng, việc nói năng với nhau không chỉ là sự xưng hô “anh”, “em”, sự thưa gởi, chuyện trò… mà là những vấn đề tâm lý rất phức tạp, tế nhị, ảnh hưởng không nhỏ đến hạnh phúc vợ chồng.
Ngôn ngữ vợ chồng vừa là phương tiện giao tiếp để hai người hiểu nhau, tạo nên sự hòa hợp với nhau, vừa là biểu hiện tình cảm yêu thương, góp phần xây dựng hạnh phúc… Nó còn chứa đựng nhiều yếu tố tâm lý phức tạp khác trong quan hệ vợ chồng. Ngôn ngữ vợ chồng là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong cư xử vợ chồng.
Vợ chồng cần nói năng với nhau như thế nào?
Để trả lời câu hỏi này, phải giải quyết một loạt vấn đề: Vợ chồng nên nói với nhau những điều gì? Có nên nói tất cả hay không? Vợ chồng có cần thăm hỏi nhau, tranh luận với nhau không? Nên khen hay nên chê nhau?…
Đó là những vấn đề rất phức tạp trong nghệ thuật cư xử qua ngôn ngữ vợ chồng. Các nhà tâm lý có lời khuyên:
1. Hãy biết nói một lời khen Có người cho rằng, vợ chồng khen nhau, hoặc cảm ơn nhau là khách sáo, là kiểu cách, hình thức. Chỉ cần tấm lòng chân thật với nhau là đủ. Đó là một sai lầm tai hại. Tấm lòng chân thật rất cần, nhưng nếu lúc nào cũng im lặng, cũng “tiết kiệm” lời khen, kể cả khi người ta” giúp đỡ mình, quan tâm đến mình sẽ có thể trở thành một sự vụng về, dại dột, hoặc thờ ơ. Thậm chí, có nhiều bà vợ (hoặc ông chồng) đã không biết khen, động viên, lại còn chê bai trước một việc làm đầy thiện ý của “người ta” – sự chê bai đó có khi trở thành vô cùng tàn nhẫn. Như vậy, một lời khen thích hợp có nhiều tác dụng to lớn. Nó có thể là một tác nhân tâm lý kích thích tinh thần trách nhiệm của nhau đối với gia đình, có thể là một sự động viên khích lệ, là sự cảm thông, là niềm an ủi, là sự quan tâm đến nhau, tạo nên quan hệ tốt đẹp, tạo nên hạnh phúc vợ chồng… Nó cũng là một nếp sống văn hóa lịch sự của con người. Mặt khác, xin bạn hãy lưu ý rằng, trong tâm lý, người ta hầu như ai cũng thích được khen. Và hơn nữa, hầu như người đàn ông nào cũng thích được vợ khen, người phụ nữ nào cũng muốn được chồng khen. Tất nhiên phải là lời khen tế nhị, thích hợp. Lời khen ở đây cần phải hiểu theo nghĩa rộng: nó có thể là một câu khen ngợi; một lời nói cảm ơn; một cử chỉ yêu thương đằm thắm, thứ “ngôn ngữ đặc biệt” của quan hệ vợ chồng. Hình thức nào cũng được, miễn là thích hợp, nghĩa là phù hợp với từng trường hợp, với từng cặp vợ chồng. Tuy nhiên, nói “một lời khen thích hợp” không phải là dễ dàng. Không phải cứ “khen đại đi” là được. Khen suốt cả ngày, khen “tùm lum” sẽ trở thành nhàm chán, khen không đúng chỗ sẽ làm người ta khó chịu. Khen quá đáng, khen những cái “người ta” không có, sẽ có thể trở thành mỉa mai, hoặc làm người ta xấu hổ… Điều quan trọng là bạn phải biết khen cho phù hợp với cá tính, với tình huống, với tình yêu thương chân thật, khen một cách tế nhị… Đó là nghệ thuật cư xử trong ngôn ngữ vợ chồng. Dù thế nào, bạn cần biết nói một lời khen. Một lời khen thích hợp với nhau trong đời sống vợ chồng sẽ quan trọng và tuyệt diệu vô cùng. 2. Hãy tìm cách nói cho nhau hiểu và thông cảm Bởi thế, việc xây dựng hạnh phúc vợ chồng không chỉ là việc tạo nên sự thống nhất hòa hợp, mà còn là việc hai người phải biết cách “giải quyết những mâu thuẫn, những xung đột” thường xảy ra trong cuộc sống vợ chồng. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là hai người không hiểu nhau, hoặc hiểu lầm nhau. Sự không hiểu, hoặc hiểu lầm ấy, lúc đầu còn ít gây ảnh hưởng, nhưng dần dần trong quá trình chung sống, sẽ tạo nên những khó chịu, ấm ức, giận hờn và có thể tạo nên những xung đột, mâu thuẫn lớn hơn. Nếu không “giải tỏa” kịp, nó sẽ phát triển nhanh, đi đến chỗ “bùng nổ”, và hạnh phúc sẽ bị đe dọa. Bởi vậy, việc nói cho nhau biết những suy nghĩ riêng tư, những khó chịu, ấm ức, giận hờn đối với nhau để đi đến hiểu nhau, cảm thông với nhau có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự hòa hợp và hạnh phúc vợ chồng. Việc “nói cho nhau biết” ấy cần được thực hiên càng sớm càng tốt. Mặt khác, việc phát hiện những tâm trạng khó chịu, ấm ức…của nhau để giải quyết kịp thời (trước khi đi đến “bùng nổ” xung đột) cũng là một điều kiện cần thiết bảo đảm cho hạnh phúc gia đình. Vì thế trong cư xử, ngôn ngữ vợ chồng, các bạn cần lưu ý:
3. Vợ chồng nên có tranh luận với nhau không? Những cuộc tranh luận có tính chất “tranh khôn” như vậy thường rất tác hại, có khi đến mức nguy hiểm cho hạnh phúc vợ chồng. Vì chúng thường có những đặc điểm sau:
Tuy nhiên, có những cuộc tranh luận lại rất cần thiết. đó là những cuộc tranh luận nhẹ nhàng để cảm hóa, thuyết phục lẫn nhau. Có thể gọi đó là những cuộc “tranh luận trong khuôn khổ”. Những cuộc tranh luận này nhằm mục đích thông cảm lẫn nhau, giúp nhau nhận thấy sai lầm, hoặc hiểu đúng vấn đề hơn. Sự tranh luận chỉ bằng mang tình cảm yêu thương, biết tôn trọng lẫn nhau, bằng những lý lẽ nhẹ nhàng, biết kiềm chế, biết ngừng đúng chỗ, đúng lúc…Đó là những cuộc tranh luận để vợ chồng đi đến chỗ hiểu nhau, thông cảm nhau và chung sống hạnh phúc hơn. |
Có thể đi đến kết luận rằng, xin bạn hãy đừng tranh luận để “tranh khôn”, “tranh tài cao thấp” với nhau. Nhưng hãy biết “tranh luận trong khuôn khổ” để giữ gìn hạnh phúc gia đình.